Chuyên trang tư vấn Giấy phép lao động – Visa cho người nước ngoài – Thẻ tạm trú
Tư vấn miễn phí: 09 33 11 33 66 – 0979 05 77 68 - Email: info@luatvietan.com
Ngày 05/09/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Sau đây gọi chung là Nghị định 102). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2013.
Theo nội dung của văn bản này, thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài có nhiều điểm mới.
Thứ nhất, về hình thức làm việc của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Nghị định 102 quy định 10 hình thức làm việc, bao gồm:
“a) Thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Chào bán dịch vụ;
Như vậy so với quy định trước đây, Nghị định 102 quy định nhiều hơn 4 hình thức làm việc là :
“g) Tình nguyện viên;
Thứ hai, về người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động, Nghị định 102 quy định:
“1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Bộ Công Thương hướng dẫn căn cứ, thủ tục để xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ nêu trên.
Người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều này phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng phải có văn bản xác nhận về việc người lao động nước ngoài thực hiện công việc tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương phải có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động về việc người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện thỏa thuận quốc tế mà các cơ quan, tổ chức này đã ký kết.
Như vậy, đối tượng người lao động nước ngoài không thuộc diện phải cấp Giấy phép lao động mở rộng hơn so với quy định trước đây. Theo đó, các trường hợp mới được bổ sung thêm gồm có điểm 7,8,12,13,14,15.
Nghị định 102 cũng bổ sung thêm một quy định mới về thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động như sau:
“1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chính hoặc 01 bản sao nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về điều kiện cấp Giấy phép lao động, Nghị định 102 quy định:
“1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Như vậy, so với quy định cũ, Nghị định 102 quy định thêm một điều kiện để được cấp Giấy phép lao động là: “Được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài”.
Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động: về cơ bản Nghị định 102 vẫn giữ các nội dung như quy định cũ. Tuy nhiên, đáng chú ý có thêm quy định về: “Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài”.
Về văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, Nghị định 102 cũng có quy định cụ thể, chặt chẽ hơn như sau:
“Chuyên gia là người lao động nước ngoài đã được nước ngoài công nhận là chuyên gia hoặc người lao động nước ngoài có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 05 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo.
Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật có thời gian ít nhất 01 năm và đã làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành kỹ thuật được đào tạo”.
Như vậy, nếu người lao động nước ngoài làm việc với tư cách là chuyên gia thì ngoài việc phải có bằng đại học thì người lao động phải có thêm xác nhận 5 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo
Trường hợp làm việc với tư cách là lao động kỹ thuật thì phải có giấy tờ (bằng hoặc chứng chỉ nghề) chứng minh đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật với thời hạn ít nhất 1 năm và giấy xác nhận 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành kỹ thuật đã được đào tạo.
Về thời gian giải quyết việc cấp Giấy phép lao động về vẫn giữ nguyên như quy định cũ là 10 ngày làm việc.
Như vậy, nhìn chung Nghị định 102 đã có thêm nhiều quy định mới nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động tuyển dụng lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Điều này một mặt giúp các cơ quan nhà nước thuận lợi hơn trong việc quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam song mặt khác cũng làm phức tạp thêm thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.